(miễn phí) 1800558850
Thực hiện ngay 4 thói quen này vào thời điểm lĩnh lương, tiền tích lũy của bạn sẽ sớm dày lên
Việc tạo ra những thói quen tốt trong ngày lĩnh lương chính là yếu tố quan trọng giúp tình hình tài chính của bạn được cải thiện.
Lập ngân sách cho khoản tiền lương có thể giúp bạn cải thiện tài chính một cách lâu dài. Khi tiền lương về đến tài khoản, bạn nên có sẵn một kế hoạch để phân bổ và sử dụng số tiền ấy sao cho hợp lý, khôn ngoan nhất.
Brittney Castro, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận, khuyên rằng bạn nên biến thói quen quản lý tiền bạc trở thành lối sống của mình. Việc tạo ra những thói quen tốt trong ngày lĩnh lương chính là một phần trong đó.
Đến kỳ lĩnh lương, nếu bạn có thể duy trì đều đặn được 4 thói quen này, chắc chắn số tiền tích lũy trong tài khoản sẽ dày lên nhanh chóng.
1. Lập kế hoạch thu chi
Thiết lập một kế hoạch thu chi cho khoản tiền lương sẽ giúp bạn biết rõ số tiền vào và ra thế nào, đảm bảo tận dụng tối đa tiền lương của mình.
Mặc dù việc xây dựng một kế hoạch thu chi có thể tốn công sức nhưng nó lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Kumiko R. Love, người sáng lập của The Budget Mom đã nói: "Khi lập ngân sách, bạn đừng quên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và nhớ ưu tiên cho các mục tiêu tài chính của mình".
Một số chi phí có thể phát sinh nhưng nhiều người lại dễ quên bẵng đi, ví dụ như chi phí sửa chữa nhà cửa, số tiền chi tiêu cho những dịp đặc biệt, thậm chí là tiền tiêu vào các sự kiện bất ngờ…
Hạch toán đầy đủ cả các loại chi phí này đảm bảo bạn có một kế hoạch chi tiêu kín kẽ nhất, giúp bản thân nhận ra mình có đủ tiền để đáp ứng các mục tiêu tài chính khác hay không.
Love còn gợi ý rằng bạn nên lập một kế hoạch thu chi chiếm ít tiền lương nhất có thể trong khả năng. Điều này nhằm giúp ngân sách của bạn luôn nằm trong ngưỡng thu nhập, sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng “chi” vượt quá “thu”.
2. Lập ngân sách từ trước khi nhận lương
Đừng đợi cho đến khi tiền lương vào tài khoản mới quyết định phải làm gì với nó, bạn hãy sớm vạch ra kế hoạch thu chi của mình. "Kế hoạch phải được xây dựng từ trước ngày lĩnh lương", Love nói - "Rất nhiều người phạm sai lầm ở điểm này. Họ luôn chờ đến khi tiền về tài khoản rồi mới bắt đầu lập ngân sách cho khoản tiền ấy".
Lập ngân sách từ trước, bạn sẽ có thời gian xác định rõ ràng, chính xác hơn các khoản chi, kịp thời điều chỉnh nếu cần, biến mọi thứ trở nên chính xác và toàn vẹn nhất.
3. Dành 15 đến 20 phút để tiến hành phân bổ tiền lương
Khi đã xác định rõ ngân sách, bạn hãy bắt tay vào thực hiện khi nhận được tiền. Lời khuyên là mỗi người nên dành 15 đến 20 phút mỗi kỳ lĩnh lương để phân bổ tiền lương.
Đầu tiên, bạn hãy tự động hóa việc chi trả các hóa đơn và khoản tiết kiệm hàng tháng. Tiếp theo đó, bạn mới bắt đầu theo dõi chi tiêu cho kỳ lương đó, thực hiện các thay đổi cần thiết đối với ngân sách, đồng thời xem xét tiến độ thực hiện những mục tiêu tài chính của mình.
Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp phong bì với cách sử dụng tiền mặt. Mỗi kỳ lĩnh lương, sau khi bỏ ra khoản tiền tiết kiệm theo kế hoạch, bạn hãy phân bổ số tiền còn lại vào các phong bì đại diện cho danh mục chi tiêu khác nhau, chẳng hạn như chỗ ở, phương tiện đi lại, chi tiêu cho thực phẩm… Cách làm này nhiều khi sẽ cho bạn cảm giác chân thực hơn về những gì đang diễn ra với số tiền lương của mình.
4. Gắn bó với thói quen ấy
Các kế hoạch tài chính đa phần không khó thực hiện nhưng để biến nó trở thành một thói quen đều đặn thì lại chẳng hề dễ dàng.
Brittney Castro, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận, khuyên rằng bạn nên biến thói quen quản lý tiền bạc trở thành lối sống của mình. Việc tạo ra những thói quen tốt trong ngày lĩnh lương chính là một phần trong đó.
Đến kỳ lĩnh lương, nếu bạn có thể duy trì đều đặn được 4 thói quen này, chắc chắn số tiền tích lũy trong tài khoản sẽ dày lên nhanh chóng.
1. Lập kế hoạch thu chi
Thiết lập một kế hoạch thu chi cho khoản tiền lương sẽ giúp bạn biết rõ số tiền vào và ra thế nào, đảm bảo tận dụng tối đa tiền lương của mình.
Mặc dù việc xây dựng một kế hoạch thu chi có thể tốn công sức nhưng nó lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Kumiko R. Love, người sáng lập của The Budget Mom đã nói: "Khi lập ngân sách, bạn đừng quên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và nhớ ưu tiên cho các mục tiêu tài chính của mình".
Một số chi phí có thể phát sinh nhưng nhiều người lại dễ quên bẵng đi, ví dụ như chi phí sửa chữa nhà cửa, số tiền chi tiêu cho những dịp đặc biệt, thậm chí là tiền tiêu vào các sự kiện bất ngờ…
Hạch toán đầy đủ cả các loại chi phí này đảm bảo bạn có một kế hoạch chi tiêu kín kẽ nhất, giúp bản thân nhận ra mình có đủ tiền để đáp ứng các mục tiêu tài chính khác hay không.
Love còn gợi ý rằng bạn nên lập một kế hoạch thu chi chiếm ít tiền lương nhất có thể trong khả năng. Điều này nhằm giúp ngân sách của bạn luôn nằm trong ngưỡng thu nhập, sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng “chi” vượt quá “thu”.
2. Lập ngân sách từ trước khi nhận lương
Đừng đợi cho đến khi tiền lương vào tài khoản mới quyết định phải làm gì với nó, bạn hãy sớm vạch ra kế hoạch thu chi của mình. "Kế hoạch phải được xây dựng từ trước ngày lĩnh lương", Love nói - "Rất nhiều người phạm sai lầm ở điểm này. Họ luôn chờ đến khi tiền về tài khoản rồi mới bắt đầu lập ngân sách cho khoản tiền ấy".
Lập ngân sách từ trước, bạn sẽ có thời gian xác định rõ ràng, chính xác hơn các khoản chi, kịp thời điều chỉnh nếu cần, biến mọi thứ trở nên chính xác và toàn vẹn nhất.
3. Dành 15 đến 20 phút để tiến hành phân bổ tiền lương
Khi đã xác định rõ ngân sách, bạn hãy bắt tay vào thực hiện khi nhận được tiền. Lời khuyên là mỗi người nên dành 15 đến 20 phút mỗi kỳ lĩnh lương để phân bổ tiền lương.
Đầu tiên, bạn hãy tự động hóa việc chi trả các hóa đơn và khoản tiết kiệm hàng tháng. Tiếp theo đó, bạn mới bắt đầu theo dõi chi tiêu cho kỳ lương đó, thực hiện các thay đổi cần thiết đối với ngân sách, đồng thời xem xét tiến độ thực hiện những mục tiêu tài chính của mình.
Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp phong bì với cách sử dụng tiền mặt. Mỗi kỳ lĩnh lương, sau khi bỏ ra khoản tiền tiết kiệm theo kế hoạch, bạn hãy phân bổ số tiền còn lại vào các phong bì đại diện cho danh mục chi tiêu khác nhau, chẳng hạn như chỗ ở, phương tiện đi lại, chi tiêu cho thực phẩm… Cách làm này nhiều khi sẽ cho bạn cảm giác chân thực hơn về những gì đang diễn ra với số tiền lương của mình.
4. Gắn bó với thói quen ấy
Các kế hoạch tài chính đa phần không khó thực hiện nhưng để biến nó trở thành một thói quen đều đặn thì lại chẳng hề dễ dàng.
Nhiều người cảm thấy cuộc sống quá bận rộn, họ không có thời gian để lập ngân sách theo dõi chi tiêu. Hoặc có những khoản chi bất ngờ phát sinh sẽ phá vỡ ngân sách, khiến kế hoạch ban đầu của họ không thể thực hiện được.
Một giải pháp mà Castro đề xuất là bạn hãy đặt nhắc nhở trên lịch hay trong điện thoại, lặp lại những nhắc nhở ấy định kỳ để giúp bản thân cam kết thực hiện không ngắt quãng.
Castro nói khó khăn mà mọi người phải đối mặt khi thiết lập thói quen trong ngày lĩnh lương, đó là khởi đầu rất tốt nhưng sau đó họ dễ dàng đi chệch khỏi thói quen. Do đó, bạn phải luôn cam kết và tạo động lực cho chính mình, duy trì 4 việc làm nêu trên trong kỳ lĩnh lương để chúng dần trở thành một thói quen khó bỏ. Làm được như vậy, tình hình tài chính của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
(Theo CNN)
Các tin khác: