Quản lý thị trường bán lẻ bằng hóa đơn điện tử

Ngành thuế đang nỗ lực tăng cường minh bạch thuế của các siêu thị do ngành thuế chưa kiểm soát được thông tin doanh thu tại thị trường bán lẻ. Nhiều của hàng tiện lợi, siêu thị không công khai thuế dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách nhà nước. Trước tình trạng trên, ngành thuế có kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử đối với thị trường bán lẻ.

quan ly thi truong ban le viet nam bang hoa don dien tu
Tình hình thị trường bán lẻ tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Lãi khủng nhưng luôn báo lỗ

Một tình trạng được thấy rõ tại thị trường bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt các siêu thị lớn đó là số lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày rất lớn. Nền kinh tế nhà nước ngày càng tăng trưởng, theo đó nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng hiện đại. Mọi người không chỉ đến siêu thị khi cần thiết mà còn là sự thư giãn, mua sắm vui chơi cùng bạn bè và gia đình.

Theo thống kê gần đây, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 là hơn 3,1 triệu tỷ đồng, năm 2016 đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng. Nhưng đây mới chỉ là con số do doanh nghiệp tự kê khai và chắc chắn con số thật sẽ phải lớn hơn rất nhiều theo đó làm thất thu ngân sách nhà nước.

Hệ lụy khi không xuất hóa đơn

Để bớt chịu thuế, đơn vị kinh doanh kê khai giảm doanh số bán hàng vào cuối ngày, còn các trung tâm thương mại, siêu thị không hề công khai chính xác doanh thu bán hàng. Mặc dù doanh nghiệp báo lỗ cùng số liệu kê khai trên hóa đơn nhưng trên thực tế thì số tiền lãi mà doanh nghiệp thu về rất lớn. Điều này dẫn tới sự thiệt thòi cho những siêu thị, đơn vị kinh doanh hoạt động nghiêm túc.

Cơ quan thuế kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua số liệu kê khai trên hóa đơn. Và doanh nghiệp thì cố gian lận hóa đơn để giảm số tiền chịu thuế. Hàng hóa tại cửa hàng tiện lợi, siêu thị đều là những mặt hàng thiết yếu và nhỏ lẻ. Người tiêu dùng ít khi yêu cầu xuất hóa đơn đối với các mặt hàng này. Nhưng cuối ngày siêu thị vẫn cần xuất VAT để phù hợp với khối lượng mua đầu vào, những hóa đơn mà khách hàng không yêu cầu đến thì doanh nghiệp tự biết “xử lý”.

Đây chính là bất cập trong việc quản lý hóa đơn của cơ quan thuế. Dữ liệu bán hàng của đơn vị kinh doanh không bị kiểm soát, đơn vị có thể làm lại sổ sách kế toán. Doanh nghiệp luôn muốn làm sao cho số lượng tiền nhập vào và bán ra không chênh lệch nhiều nhằm làm số tiền lãi ít đi, để đơn vị không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

giai phap hoa don dien tu
Doanh nghiệp lãi nhiều nhưng số tiền nộp thuế ít (Nguồn: Internet)

Hệ lụy của việc không xuất hóa đơn là: ăn chặn tiền thuế VAT trên hóa đơn và khoản thu thuế từ thu nhập doanh nghiệp bị giảm đáng kể. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được tính theo quy định của pháp luật: doanh thu bán ra trừ đi chi phí vào. Tùy vào kết quả nhận được mà doanh nghiệp phải đóng thu nhập doanh nghiệp tương ứng, nếu kết quả không lớn thì số tiền TNDN phải đóng là không đáng kể. Cơ quan thuế chưa có kế hoạch kiểm soát, nắm bắt thuế TNDN của đơn vị kinh doanh một cách chính xác, chưa có cách giải quyết triệt để cho tình trạng trên.

Thị trường quốc tế luôn minh bạch

Tại một số nước láng giềng của Việt Nam, hoạt động mua bán của doanh nghiệp luôn được cơ quan quản lý chặt chẽ. Siêu thị có bán quyển vở hay chi nước thì dữ liệu này sẽ được truyền ngay về hệ thống của cơ quan thuế.

Nhiều nước trên thế giới hiện nay đều quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bằng kỹ thuật. Trên thị trường quốc tế, các khoản thu thuế luôn được công khai và minh bạch.

Chẳng hạn tại Nga, Hàn Quốc, hầu hết các siêu thị đều có kết nối với hệ thống của cơ quan thuế, khi bán được mặt hàng nào, dù là chiếc bút, quyển vở thì sở thuế vẫn nắm được.

Kết nối siêu thị với cơ quan thuế

Thị trường bán lẻ tại các nước khác luôn minh bạch và công khai nhưng tại Việt Nam thì là “một vòng bí mật”. Hàng hóa bán trong ngày được kế toán kiểm lại và thống kê. Dù bán được 5 sản phẩm thì vẫn có thể nộp thuế 1 sản phẩm. Tại nước ta, số liệu bán hàng chỉ dừng lại tại phần mềm bán hàng của siêu thị, đơn vị kinh doanh. Cơ quan thuế không thể nắm rõ được tình trạng mua bán của đơn vị.

giai phap hoa don dien tu
Kết nối hệ thống siêu thị với cơ quan thuế (Nguồn: Internet)

Vì vậy, điều cấp thiết hiện nay đó là kết nối máy tính tại siêu thị với hệ thống của phòng thuế, chi cục thuế. Từ đó, cơ quan thuế mới kiểm soát tốt được lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày nhằm tránh thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, ngành thuế đang tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Với hóa đơn điện tử, các dữ liệu hóa đơn trong quá trình giao dịch sẽ được truyền về hệ thống của cơ quan thuế.

Có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể tham khảo hóa đơn điện tử PTP-invoice trên toàn quốc. PTP-Invoice là đơn vị uy tín tại Hà Nội, sẵn sàng tích hợp toàn diện với các hệ thống phần mềm của doanh nghiệp.

 
Quản lý thị trường bán lẻ bằng hóa đơn điện tử
Rate this post
 

Các tin khác: