(miễn phí) 1800558850
Mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc khởi tạo sử dụng hóa đơn bất hợp pháp tại nghị định 51/2010/NĐ
Trong thời gian qua, tình hình gian lận hóa đơn ngày càng trở nên phức tạp do nhiều đơn vị lợi dụng sự thông thoáng trong việc quản lý của cơ quan thuế. Điều này dẫn đến hệ quả là ngân sách bị thất thu, các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó ngày 14/05/2010 Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 51/2010/NĐ- để xử phạt nghiêm các hành vi phát hành và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Trong bài viết dưới đây, Công ty TNHH Hóa đơn điện tử PTP-invoice sẽ tóm tắt về mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc khởi tạo, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp tại Nghị Định số 51/2010/NĐ-CP Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
1. Đối tượng áp dụng
- Áp dụng cho các Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi chung là bán hàng hoá dịch vụ) tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài.
- Ngoài ra Nghị Định 51 cũng quy định các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam ra nước ngoài.
2. Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm khi khơi tạo, lập hoá đơn bất hợp pháp
Trong quá trình sử dụng và lưu hành hoá đơn các doanh nghiệp thường có nhiều vướng mắc và sai xót trong lập và giao nhận hoá đơn, do đó trong Nghị Định 51 cũng quy định rõ ràng chế tài xử phạt hành chính về hoá đơn khi khởi tao hoặc sử dụng các loại hoá đơn bất hợp pháp (hoá đơn giả).
Căn cứ vào mục 3 điều 28 Chương 5 Nghị Định 51 thì các hành vi khởi tạo hoá đơn hoặc tự in hoá đơn giả sẽ bị xử lý như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự in hoá đơn giả, hoặc khởi tạo hoá đơn điện tử giả, đồng thời bị phạt đình chỉ quyền tự in hoá đơn và quyền khởi tạo hoá đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi hành vi bị phát hiện
Chúng ta thấy rõ sự quyết liệt của Chính phủ trong việc điều hành và quản lý sử dụng hoá đơn. Do hoá đơn là giấy tờ có giá trị chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của người mua, nên các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý của cơ quan nhà nước.
3. Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm khi sử hoá đơn bất hợp pháp
Mặt khác, người mua se luôn phải cẩn trọng và thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh mua bán của mình nhất là đối với các hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp để tránh sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Căn cứ vào mục 2 điều 34 Chương 5 Nghị định 51 thì các hành vi về sử dụng hoá đơn của người mua sẽ bị xử lý như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vị sử dụng hoá đơn lập khống.
Từ những quy định trên PTP khuyến cáo các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm tra thông tin thường xuyên cập nhật các danh sách các công ty ma (buôn bán hoá đơn bất hợp pháp) để từ đó giảm và tránh rủi ro cho bản thân doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn phải làm bản cam kết và phối hợp với cơ quan an ninh điều tra để bắt các công ty buôn bán hoá đơn. Để tăng cường tính chính xác, độ tin cậy của hoá đơn, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điển tử để tang cường khả năng chống giả cung như tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tin khác: