Tiềm năng phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam

Ví điện tử đang là phân khúc thị trường mà nhiều ngân hàng cũng như dịch vụ trung gian thanh toán quan tâm đến. Trong thời gian tới, ví điện tử có thể sẽ phát triển mạnh hơn và có sự hợp tác giữa ngân hàng thương mại và các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán.

hoa don dien tu tai vn-invoice
Tiềm năng thị trường ví điện tử tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Ví điện tử là gì?

Ví điện tử là một loại tài khoản online, giúp cho người dùng có thể thanh toán trực tuyến các loại chi phí qua mạng Internet. Một số dịch vụ như tiền điện nước, cước viễn thông, nạp thẻ… cũng được thực hiện qua online. Khách hàng cũng có thể gửi tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng, hơn nữa ví điện tử cho phép khách hàng lưu trữ tiền trong đó.

Ví điện tử sẽ giúp các giao dịch được thực hiện và thanh toán mọi lúc, mọi nơi, đơn giản và nhanh gọn. Hoạt động mua bán hàng trực tuyến được đẩy mạnh hơn, giúp người dùng tạo thói quen thanh toán điện tử. Đồng thời, người dùng sẽ hạn chế sử dụng tiền mặt hơn, từ đó giúp giảm lưu thông tiền mặt và giảm thiếu rủi ro về lạm phát.

Tuy nhiên, ví điện tử vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, mức độ bảo mật thông tin người dùng chưa cao, có thể bị mất tài khoản. Bởi máy tính và điện thoại của bạn thường xuyên truy cập vào những website không đáng tin cậy.

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam hiện nay

Trước đây, ít người biết đến ví điện tử tuy nhiên gần đây thị trường ví điện tử đã sôi động hơn. Một số các đơn vị dịch vụ lớn cũng dần xuất hiện và cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, ví điện tử truyền thống.

Có thể kể đến ví điện tử WebMoney đã ra mắt phiên bản toàn cầu, mua sắm đa quốc gia và giao dịch đảm bảo. Ngày 14/6/2017, ví điện tử WebMoney được giới thiệu phiên bản toàn cầu sau 5 năm hoạt động. Phiên bản mới này được triển khai với nhiều tính năng nổi bật như chuyển tiền, mua sắm, gọi vốn startup…

Ví điện tử Webmoney Việt Nam (Nguồn: Internet)

Dịch vụ thanh toán ví điện tử Payoo là sản phẩm của Công ty CP dịch vụ trực tuyến cộng đồng Việt (VietUnion). Mọi giao dịch đều được mã hóa SSL, các kết nối với đối tác sẽ được chứng thực bằng chữ ký số đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng. Ngoài ra, không thể không kể đến ví điện tử MoMo. Hệ thống phân phối của MoMo có mạng lưới hơn 3.000 điểm giao dịch trong đó có 100.000 điểm bán lẻ và khoảng 500.000 khách hàng.

Sự tăng trưởng phân khúc thị trường ví điện tử

Ngân hàng nhà nước cũng cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Công ty CP 1Pay, Công ty TNHH dịch vụ thanh toán WePay. Đơn vị này có thể cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ – chi hộ, chuyển tiền điện tử, ví điện tử.

Một số ngân hàng thương mại còn tự triển khai ví điện tử, chẳng hạn cổng thanh toán Ví Việt của ngân hàng TMCP Liên Việt. Đến nay, Ví Việt đã hoạt động được 1 năm, lãnh đạo Ví Việt kỳ vọng cuối năm 2017 có khoảng 2,5 triệu khách hàng mở tài khoản.

Trong năm 2016, hàng loạt công ty hoạt động cung ứng dịch vụ đã đăng ký cấp phép dịch vụ ví điện tử. Đồng thời các ngân hàng thương mại cũng hợp tác với các ví điện tử tạo sự tiện lợi đối với khách hàng. Chẳng hạn, ngân hàng Vietcombank có mở rộng hợp tác với VietUnion triển khai dịch vụ nạp rút ví điện tử Payoo. Có thể thấy, thị trường ví điện tử gần đây đã sôi động hơn, cho thấy tiềm năng của phân khúc này trong tương lai gần.

thi truong vi dien tu tai viet nam
Thị trường ví điện tử tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Mặc dù thị trường ví điện tử khá nhộn nhịp nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng bởi cần có sự liên kết giữa ngân hàng thương mại với các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán. Khách hàng phải có tài khoản ngân hàng nếu muốn sử dụng ví điện tử.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho các hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thì cơ quan thuế có những văn bản quy định cụ thể. Chẳng hạn Tổng cục thuế đã đưa ra văn bản hướng dẫn về việc triển khai hóa đơn điện tử đối với các hoạt động thu phí tự động như ví điện tử.

 
Tiềm năng phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam
Rate this post
 

Các tin khác: