Nhìn lại môi trường kinh doanh tại Việt Nam

Cuộc đối thoại lần thứ nhất của Thủ tướng với doanh nghiệp tư nhân trong nước được diễn ra năm 2015. Trong cuộc đối thoại, việc phát triển và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp bằng những cam kết “kiến tạo”, “liêm chính” được quan tâm đến. Chính phủ đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp được bình đẳng, cùng nhau phát triển.

Vậy sau một năm, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã cải thiện được những gì, có những gì đổi mới và còn tồn đọng những khó khăn gì?

Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp

Với nhiều thay đổi trong chính sách, quy định đối với môi trường kinh doanh, doanh nghiệp tại Việt Nam đã dễ dàng hơn trong các thủ tục hành chính, tập trung vào sản xuất kinh doanh hơn.

Triển khai các dịch vụ thuế điện tử

Bộ Tài chính thực hiện triển khai các dịch vụ thuế điện tử: khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử tại 63 cục thuế và 100% chi cục thuế trực thuộc. Nhằm đơn giản hóa các thủ tục thuế cho doanh nghiệp, tăng hiệu quả quản lý thuế. Doanh nghiệp không còn tốn thời gian với các thủ tục thuế rườm rà, nhiều công đoạn.

Bộ Tài chính thực hiện triển khai các dịch vụ thuế điện tử
Bộ Tài chính thực hiện triển khai các dịch vụ thuế điện tử

Doanh nghiệp kê khai điện tử đạt 99,64% và được hỗ trợ nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế năm 2016 đã giảm 85 thủ tục so với năm 2015.

Ngành thuế sẽ tiến tới ứng dụng hóa đơn điện tử cho tất cả các doanh nghiệp. Các dữ liệu hóa đơn trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp được truyền thẳng tới hệ thống của cơ quan thuế. Từ các thông tin này, cơ quan thuế dễ dàng đối chiếu chéo hóa đơn, hạch toán, nắm được tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Nhằm ngăn chặn hành vi gian lận hóa đơn, trốn thuế.

Ban hành, sửa đổi các nghị định

Trong năm 2016, Chính phủ đã ban hành 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo luật đầu tư và luật doanh nghiệp. Các nghị định này chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thủ tục, giấy phép tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng bãi bỏ và sửa đổi một số quy định về kiểm tra formaldenhyte và amin thơm đối với hàng dệt may tại cửa khẩu. Sửa đổi danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn. Sửa đổi quy định về dán nhãn năng lượng, đơn giản hóa thủ tục khai báo hóa chất.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm qua đã được cải thiện đáng kể và được tổ chức quốc tế đánh giá cao. Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia

Việc cải thiện môi trường kinh doanh giúp Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp ngước ngoài. Có 36% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Trên 66% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam có xu hướng “mở rộng hoạt động kinh doanh” ngay tại nước ta.

Khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải

Sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định vẫn chưa giải quyết hết được những khó khăn cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Một số rào cản còn tồn đọng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Các chi phí phát sinh có xu hướng tăng cao

Các chi phí đầu vào của doanh nghiệp như điện, logistic, chi phí hạ tầng, phí Bot đều cao. Chi phí vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gắp ba lần so với chi phí vận chuyển một container từ Trung Quốc về Việt Nam. Ngoài ra còn có thêm nhiều chi phí phát sinh khác về thủ tục, nộp phí, giá xăng dầu,…

Các chi phí không chính thức đang có xu hướng tăng cao
Các chi phí không chính thức đang có xu hướng tăng cao

 

Đây là một trong những rào cản khó vượt qua cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các chi phí không chính thức đang có xu hướng tăng cao. Qua điều tra, VCCI cho biết từ năm 2014-2016 có 9-11% doanh nghiệp có chi phí phát sinh chiếm tới hơn 10% doanh thu của họ.

Tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước

Khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp đều gặp phải nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp đều muốn thực hiện nhanh chóng để tập trung sản xuất. Lợi dụng điều này, có nhiều cán bộ nhà nước đã gây khó khăn cho doanh nghiệp để hoàn thành các thủ tục nhanh chóng.

Mặc dù, trong hai năm qua tình trạng nhũng nhiễu đã được giải quyết, năm 2013-2014 với 64% thì năm 2016 giảm còn 58%. Tuy nhiên, đây vẫn là con số cao so với kết quả điều tra so với các năm trước đó.

Chi phí lao động tăng cao, năng suất lao động thấp

Có thể thấy chi phí lao động của Việt Nam khá thấp và được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào. Tuy nhiên, đây là chỉ số của nhiều năm về trước. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản công bố nghiên cứu về chi phí lao động tại Việt Nam vào tháng 2-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Có gần 60% doanh nghiệp lo ngại về chi phí nhân công tăng cao tại Việt Nam.

Hơn nữa, Việt Nam đang có mức đóng bảo hiểm cao nhất: 32,5% mức lương thág trong đó doanh nghiệp đóng 22%. So với các nước trong khối ASEAN sẽ thấy rõ mức bảo hiểm của Việt Nam khá cao: Malaysia đóng 13%, Phillippines là 10%, Indonesia là 8%.

Mức đóng bảo hiểm cao sẽ được chấp nhận khi năng suất lao động tạo ra của người lao động phải đủ cao để doanh nghiệp có thể tồn tại. Tuy nhiên, theo tổ chức Lao động thế giới (LO), năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn của Singapore 16 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần, thấp hơn Hàn Quốc 10 lần.

Những rào cản trên đã ảnh hưởng nhiều đến nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của Nhà nước.

 

 
Nhìn lại môi trường kinh doanh tại Việt Nam
Rate this post
 

Các tin khác: