Mua và sử dụng hóa đơn tại “chợ đen” có vi phạm pháp luật không?

Việc mua bán hóa đơn đã trở nên công khai và cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết triệt để tình trạng này. Tuy nhiên do nhu cầu của đơn vị kinh doanh như không có hóa đơn nên đã sử dụng hóa đơn mua tại “chợ đen”. Sử dụng hóa đơn tại “chợ hóa đơn” có vi phạm pháp luật không? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người trả lời câu hỏi trên.

Mua bán hóa đơn trái phép
Mua bán hóa đơn trái phép (Nguồn: Internet)

Muốn hợp thức hóa việc mua hàng

Nhiều đơn vị kinh doanh gặp khó khăn trong việc xuất hóa đơn bán hàng, báo cáo tài chính vì họ không có hóa đơn. Vì vậy, khi báo cáo với cơ quan thuế về hoạt động kinh doanh những doanh nghiệp này không có hóa đơn để xuất trình. Để gian lận hóa đơn, nhiều đơn vị đã tìm đến “chợ đen” mua hóa đơn đỏ để hợp thức hóa việc bán hàng.

Nhưng liệu có đảm bảo được rằng số hóa đơn đó đều phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh hay không? Bởi hóa đơn mua là loại hóa đơn được làm giả, khi đó số liệu làm giả cũng là điều có thể. Doanh nghiệp có thể giảm số doanh thu thực tế xuống để số tiền nộp thuế sẽ ít đi.

Có thể thấy rõ, nhiều đơn vị kinh doanh có hóa đơn nhưng vẫn tìm đến “chợ hóa đơn”. Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh vẫn hoạt động tốt nhưng khi báo với cơ quan thuế lại thường xuyên lỗ. Doanh nghiệp đã làm giả hóa đơn để doanh thu nhiều nhưng nộp thuế ít.

Tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp
Tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp (Nguồn: Internet)

Hậu quả để lại cho việc sử dụng hóa đơn giả đó là ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Việc doanh nghiệp khai báo lỗ và nộp thuế ít sẽ làm thâm hụt ngân sách. Từ đó các hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng theo và việc mua hóa đơn sẽ bị vi phạm pháp luật và được quy định cụ thể về hành vi mua bán hóa đơn trái phép.

Quy định về mua bán hóa đơn

Việc mua bán hóa đơn tại “chợ đen” là vi phạm pháp luật hình sự, được quy định tại điều 164a BLHS 2009. Một vài điểm chính được nêu ra trong quy định trên:

Những người in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn. Hoặc trường hợp đã bị xử phạt hành chính, kết tội về hành vi này đều bị phạt tiền. Dựa vào từng hành vi mà số tiền phạt có thể từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đống. Ngoài ra, còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trường hợp phạm tội một trong những trường hợp được quy định tại khoản (2) điều 164a BLHS 2009 sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Tùy vào từng trường hợp phạm tội nặng hay nhẹ mà có mức xử lý phù hợp.

Ngoài ra, còn có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cầm hành nghề từ 1 đến 5 năm.

Xử phạt hành vi làm hóa đơn giả
Xử phạt hành vi làm hóa đơn giả (Nguồn: Internet)

Hành vi sử dụng hóa đơn trái phép là tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn khi không đủ điều kiện. Điều kiện để khởi tạo hóa đơn điện tử đã được quy định theo pháp luật. Hành vi in hóa đơn giả, khởi tạo hóa đơn giả.

Khi lập tờ thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung, không đúng quy định được hiểu là hành vi phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ.

Các hành vi được xem là mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:

  • Mua bán hóa đơn chưa có nội dung, ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác.
  • Sử dụng hóa đơn đã có sẵn nội dung nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
  • Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, không còn giá trị sử dụng. Sử dụng hóa đơn của đơn vị kinh doanh khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ.
  • Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.

Dù với hành vi và mục đích nào thì mua bán hóa đơn tại “chợ đen” là hành vi mua bán hóa đơn trái phép và vi phạm pháp luật. Để giải quyết tình trạng sử dụng hóa đơn giả, ngành thuế đã đưa ra giải pháp hóa đơn điện tử. Giúp tăng tính minh bạch, chính xác về doanh thu của doanh nghiệp.

 
Mua và sử dụng hóa đơn tại “chợ đen” có vi phạm pháp luật không?
Rate this post
 

Các tin khác: