Tình trạng khoán thuế của các hộ kinh doanh hiện nay

Tình trạng về thuế khoán tại Việt Nam còn khá nhức nhối, bởi cơ chế của khoán thuế đã tạo điều kiện doanh nghiệp làm giảm số tiền thuế phải nộp. Doanh nghiệp có nhiều cách đề tránh nộp thuế hoặc lãi nhiều nhưng nộp thuế ít. Trước tình trạng đó, ngành Thuế đã đưa ra những giải pháp cụ thể và đồng bộ, đặc biệt là việc đẩy mạnh doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.

phan mem hoa don dien tu VN-Invoice
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán (Nguồn: Internet)

Thực trạng về khoán thuế hiện nay

Thuế khoán là hình thức nộp thuế theo phương pháp khoán (nộp theo tỷ lệ ấn định trên doanh thu và quy mô của hộ kinh doanh). Tức là thu thuế với một mức thuế có giá trị cố định, áp dụng đối với hộ kinh doanh nhỏ. Việc khoán thuế đối với các hộ kinh doanh đang còn gặp một số vấn đề.

Doanh thu lớn nhưng nộp thuế ít

Hiện tại có rất nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động sầm uất và nhộn nhịp. Tuy nhiên số thuế mà các hộ phải đóng không lớn do khoán thuế được ghi nhận trên doanh thu. Mà trong đó doanh thu lại được hạch toán trên hóa đơn (hóa đơn giấy là chủ yếu).

Nguyên nhân chủ yếu đó là thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và không lấy hóa đơn đối với các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy xuất hiện tình trạng bán một mặt hàng nhưng không có hóa đơn, và lợi nhuận đó sẽ đi về đâu. Liệu có được kê khai vào doanh thu khi tính thuế không?

Có thể thấy rõ, việc sử dụng hóa đơn giấy vẫn còn tồn đọng những hạn chế nhất định. Doanh thu của đơn vị kinh doanh sẽ không được kết toán chính xác và bị giảm đi rất nhiều, làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.

hóa đơn điện tử tại Hà Nội
Tình trạng doanh thu nhiều nhưng nộp thuế ít hiện nay (Nguồn: Internet)

Hơn nữa, hình thức thu thuế khoán có nhược điểm là không theo dõi được chính xác chi phí, doanh thu của doanh nghiệp. Và mức thuế khoán áp dụng căn cứ trên mức áp đặt hoặc dự toán của cán bộ thuế. Vì vậy đây chính là nguyên nhân làm cho thu thuế phương thức này không được minh bạch.

Tình trạng “chia thuế”

Ngoài việc gian lận về doanh thu, làm hóa đơn giả thì “chia thuế” cũng là nguyên nhân làm giảm ngân sách nhà nước. Tức là cán bộ thuế và hộ kinh doanh thông đồng với nhau để chung chia. Hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận mức thuế khoán thấp để “cùng có lợi”. Cán bộ thuế thì được “chia phần” còn người kinh doanh thuận lợi làm ăn và số tiền nộp thuế ít hơn.

Mặc dù chung chia thuế giữa cán bộ thuế và người kinh doanh vẫn xảy ra nhưng tiêu cực này lại ít bị phát hiện. Bởi hộ kinh doanh khác với doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể thỏa thuận về mức thuế khoán với cán bộ thuế. Và đây là nguyên nhân mà hộ kinh doanh không muốn lên doanh nghiệp.

Hậu quả của việc chia thuế cũng như gian lận thuế đều rất lớn, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách nhà nước.

Giải pháp điều chỉnh khoán thuế

Để khắc phục tình trạng về thuế khoán, Ngành thuế đã đưa ra nhiều giải pháp điều chỉnh lại. Trong đó có đề xuất kết nối máy tính tiền của cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế. Khi đó mỗi khi bán hàng thì hệ thống tự động truyền dữ liệu hóa đơn đến hệ thống cơ quan thuế.

Ngành thuế đang đẩy mạnh việc áp dụng hóa đơn điện tử tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để sử dụng. Như vậy, cơ quan thuế sẽ dễ dàng kiểm tra cũng như quản lý doanh thu, việc nộp thuế của doanh nghiệp.

Do thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng nên cơ quan quản lý thuế sẽ không nắm bắt được tình hình sản xuất, kinh doanh. Với các mặt hàng nhỏ lẻ như bàn chải đánh răng,

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị thực hiện kết nối thông tin giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Đặc biệt những doanh nghiệp lớn, siêu thị, nhà hàng và khách sạn cần phải thực hiện ngay.

 
Tình trạng khoán thuế của các hộ kinh doanh hiện nay
Rate this post
 

Các tin khác: