Tổng hợp 5 nội dung về hóa đơn điện tử bắt buộc thực hiện từ ngày 14/11/2019

Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2019, nhiều nội dung về hóa đơn điện tử có sự thay đổi và được hướng dẫn chi tiết đòi hỏi kế toán phải nắm được nhằm triển khai đúng pháp luật trong thời gian tới.

1/ Ngày 01/11/2020 doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

   Sau nhiều mâu thuẫn về thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử giữa Nghị định 119/2018/NĐ-CP với Luật quản lý Thuế sửa đổi – bổ sung, mới đây Chính phủ đã có câu trả lời chi tiết về vấn đề này tại Thông tư 68/2019/TT-CP, cụ thể từ ngày 01/11/2020 – toàn bộ doanh nghiêp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trên cả nước bắt buộc phải triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình đã quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, với các doanh nghiệp tại Hà Nội, Tp.HCM và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử trong năm 2019.

2/ Thay đổi về ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số

– Mã của cơ quan thuế đối với có mã của cơ quan thuế;
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
   Đây là 2 chỉ tiêu được bổ sung trên nội dung hóa đơn điện tử được quy định trước đó. Đồng thời, tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC đã có một số thay đổi về ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1 Điều 3.

3/ Những trường hợp hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ nội dung

   Một trong những điều kiện để hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý là phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cơ bản về thông tin hóa đơn/người mua/người bán, nội dung hàng hóa dịch vụ… Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư thì trong một số trường hợp dưới đây hóa đơn điện tử sẽ không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung:
– Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài
– Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà 7 người mua là cá nhân không kinh doanh
– Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh
– Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán…
– Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh
– Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng
– Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
>> Để tham khảo chi tiết và đầy đủ hơn bạn có thể tải về: Thông tư số 68/2019/TT-BTC

4/ Định dạng hóa đơn điện tử XML

   Định dạng của hóa đơn điện tử được quy định là sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML. Bên cạnh đó, Thông tư 68 có quy định chi tiết về điều kiện chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp như sau:
– Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuế riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
– Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
– Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.

5/ Cách xử lý sai sót của hóa đơn thông thường và có mã xác thực

   Hướng dẫn chi tiết cách xử lý hóa đơn sai sót tại Điều 11 và Điều 17 Thông tư số 68/2019/TT-BT, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho doanh nghiệp thực hiện chính xác khi gặp sai sót:
– Trong trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
– Trường hợp HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc chưa có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót:
+ Trường hợp HĐĐT đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì không phải lập hóa đơn thay thế;
+ Trường hợp HĐĐT đã gửi có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán lập hóa đơn HĐĐT mới thay thế cho HĐĐT đã lập.
– Trường hợp cơ quan thuế phát hiện HĐĐT đã được cấp mã có sai sót hoặc phát hiện hóa đơn điện tử không mã đã lập có sai sót sau khi gửi cơ quan thuế thì cơ quan thuế thông báo cho người bán để người bán kiểm tra sai sót và để lập lại hóa đơn điện tử mới thay thế HĐĐT đã lập có sai sót (nếu cần thay thế).
 
 Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được cơ quan thuế khuyến khích sử dụng, PTP-INVOICE đã và đang đồng hành cùng cơ quan thuế trong việc đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử cho mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh.
  1. Miễn phí 200 số Hóa đơn điện tử cho Doanh nghiệp mới thành lập.
  2. Tặng 100 số Hóa đơn điện tử cho khách hàng lần đầu đăng ký sử dụng Hóa đơn điện tử PTP-INVOICE
  3. Miễn phí bản quyền phần mềm với khách hàng chuyển từ Hóa đơn giấy đã và đang  in tại Công ty CP DVVT & In Bưu điện (PTP) sang sử dụng Phần mềm Hóa đơn điện tử PTP-INVOCE
    Với những hỗ trợ thiết thực trên, PTP-INVOICE mong muốn đồng hành cùng tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên bước đường cải cách hành chính về thuế đồng thời tăng tính chủ động cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý, phát hành hóa đơn.

   Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử PTP-INVOICE vui lòng liên hệ Hotline: 1800 5588 50.
Đăng ký dùng thử Miễn phí tại đây
 
Các tin khác: